Chuyện này không phải là mới.... xong NÚI thấy cứ hể có giải đấu nào đó thì y như rằng có 1 vài ae nằm lăn ra " ăn vạ " do bị " chuột cắn ".... mà để kịp thời xử lý, xử trí, đúng cách, đúng mức ... thì không phải ai cũng biết... mặc dù đã chứng kiến, có khi đã từng là nạn nhân... vậy nên hôm nay NÚI mạnh dạn khua môi múa mép 1 tí nhá...và mong rằng các ae chia sẽ thêm hiểu biết của mình....cho diễn đàn. TẠI SAO BẠN BỊ CHUỘT “ CẮN “ ??? Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân là do sự co thắt cơ liên tục, ngoài ý muốn (chủ yếu ở các cơ thuộc hai chi dưới). Đây là một bệnh hay gặp ở nam giới. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác bị đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa (trong chốc lát). Chuột rút ở chân thường xảy ra ở phía sau của bắp chân dưới… Đây là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến vài chục phút, thậm chí cả giờ đồng hồ...., và rất thường gặp trong tennis và các môn thể thao có cường độ vận động lớn liên tục khác làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng. Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay… Thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu…, và tập luyện quá sức hoặc chơi trong môi trường quá nóng…. THƯỜNG DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN SAU: 1. Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo, hoặc teo cơ do tuổi tác. 2. Khởi động, làm nóng không kỷ trước khi tập luyện làm cơ dễ bị co rút phản ứng với những động tác đột ngột, và dễ ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ mau mệt, và kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục. 3. Mất nước, chất điện giải (kali, magie, calxi) và muối, đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi….. CÁCH XỬ TRÍ TẠI CHỖ: 1. Ngưng ngay các hoạt động , nghỉ ngơi thả lỏng cơ thể tích cực ở khu vực thoáng mát. 2. Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau bằng cồn nhẹ hoặc long não, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. Tránh động tác gây đau và co rút cơ trở lại. 3. Chườm ấm: đổ nước ấm vào chai lăn nhẹ ( hoặc dùng khăn ấm kết hợp xoa bóp vỗ nhẹ ) lên vùng cơ đang rút căng trước, và sau đó chườm lạnh lên vùng cơ đau. ( không nên để lạnh tê cơ ) 4. Uống bù nước, muối và chất điện giải (nước giải khát cho thể thao, ăn chuối, socola…) 5. Nếu chuột rút xảy ra nhiều lần nữa trong lúc tập luyện, thi đấu, hoặc kéo dài không đáp ứng với các biện pháp xử trí trên,…. Tốt nhất là nên đưa nạn nhân đi cấp cứu….. CÓ THỂ PHÒNG NGỪA: 1. Tập luyện sức mạnh và độ dẻo, độ bền cơ bắp thường xuyên. 2. Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi, hoặc thi đấu thể thao. Đặc biệt các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi. 3. Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi chơi thể thao. Bổ sung muối, chất điện giải, và carbonhydrat bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp. 4. Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao. 5. Giảm lượng đường, caffeine trong khẩu phần thức uống của bạn hang ngày…. 6. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: sữa, ya-out, rau xanh sậm lá. Vitamin B complex cũng giúp phòng ngừa chuột rút. Đặc biệt, vitamin B6 rất quan trọng, tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá liều trên 100mg mỗi ngày. ........NÚI cảm ơn bác đã đọc hết bài......... TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN.