Cổ tay có xoay nhưng là do tác động của phần khác của cơ thể, chứ nó không hề tạo lực trong serve. Bạnthử đứng bình thường, rồi vặn hông hết cỡ sang 1 bên trong khi mọi bộ phận khác thả lỏng… bác có thấy đầu của mình đã hướng sang 1 bên rồi không? Từ snap là một từ mà một số website và người dạy dùng một cách sai (đầu họ nghĩ 1 thứ mà mồm lại nói một thứ khác), dần dần nó thành từ common… Nhưng hiện giờ cộng đồng dạy tennis đang cố loại trừ từ này, tại đã có nhiều trường hợp chấn thuơng do học sinh cố gập cổ tay mạnh quá để tạo lực. Bóng đi xuống không phải là do gập cổ tay một cách bạo lực. Bàn về định nghĩa của pronation: Ta xoay forearm (vùng cơ bắp ở ngay dưới khuỷu tay) chứ không phải xoay cổ tay… và kết quả là từ nhìn thấy bàn tay đang ngửa, ta sẽ nhìn thấy bàn tay úp “Dùng” cổ tay ở đây nghĩa là sử dụng nó sao cho lực từ người được chuyển vào quả bóng một cách hiệu quả nhất. Theo lời Serve Doctor Pat Dogherty Khi cơ thể người phát bóng, nó giống như khi ta quất 1 cái roi da. Phần dưới của cái roi cứng để tạo lực, tượng trưng cho hạ bộ cơ thể. Phần đỉnh (tip) của cái roi thì lại mềm, để có thể chuyển hóa hết năng lượng được tạo ra bởi phần dưới. Đó cũng chính là vai trò của tay và cổ tay trong serve. Theo kĩ thuật đúng, người ta dùng chân, nhóm cơ bụng (ab core) và vai để tạo lực. Nhiệm vụ của tay và cổ tay là làm sao chuyển hết nguồn năng lượng này vào quả bóng. Nếu tay hoặc cổ tay cứng lên thì sẽ làm hỏng quá trình này, mất đi phần lớn nguồn lực được cơ thể tạo ra. Đó là lí do tại sao ta không nên dùng cổ tay để tạo lực - hay gập cổ tay một cách bạo lực. Suy cho cùng cơ bắp cổ tay không mạnh, không thể tạo lực nhiều. Pronation là một cách để tăng độ xoáy và một chút power. Ta không gập cổ tay mà là xoay forearm để pronate. Nếu bác làm đúng thì nó sẽ như sau: tưởng tượng ta đang chém vào quả bóng với cạnh vợt, rồi đến giây cuối cùng xoay tay để mặt vợt tiếp xúc với bóng. Cái này sẽ tạo ra độ xoáy rất lớn. Nhưng đây là một kĩ thuật khó đòi hỏi thời gian tập rất lâu, các bác không nên “thử nghiệm” bừa trong 1 trận đấu, dễ dẫn đến chấn thuơng - Tại sao ta lại nhìn thấy cổ tay gập? Đó là vì khi tiếp xúc với bóng xong, vai và khuỷu tay bắt đầu chậm lại. Do vợt vẫn đang văng về phía trước, 2 cái này tạo ra 2 lực trái với nhau. Do cổ tay lỏng, nó sẽ hoạt động như 1 cái bản lề và gập xuống. Các bác để ý là ta chỉ thấy cổ tay gập sau khi vợt đã tiếp xúc với bóng chứ không phải trước, một bằng chứng nữa là bọn pro không gập cổ tay để tạo lực. - Gập để bóng đi xuống? Muốn bóng đi xuống, ta phải chém “về phía trước”, tiếng Anh là reaching out and forward. Cái này sẽ tạo topspin cho bóng và giúp nó cắm đầu xuống đất. Thậm chí nếu các bác cố tình gập cổ tay, nó cũng không thể làm cho bóng đi xuống.